Đánh giá chi tiết về Nissan XTRAIL (ALL- NEW) NISSAN X-TRAIL(2016), Mẫu Crossover (5+2) CAO CẤP

Đánh giá xe Nissan X-Trail 2016

Giá: 998 triệu - 1,198 tỷ

TỔNG QUAN

 

Chính thức ra mắt thị trường Việt Nam vào cuối tháng 9/2016, tức sau sự xuất hiện củaMitsubishi Outlander không lâu, Nissan X-Trail 2016 trở thành tân binh mới nhất ở phân khúc xe gầm cao cỡ trung bên cạnh những tên tuổi “lâu năm” như Honda CR-VMazda CX-5 hay “cặp sinh đôi” Hàn Quốc KIA Sportage và Hyundai Tucson. Như vậy, phân khúc CUV đô thị đã không còn là sân chơi riêng của CR-V hay CX-5 khi mà hai hãng xe đồng hương chính thức “đổ quân”, và thế hệ thứ ba của X-Trail thật sự là một cái tên đáng gờm bởi Nissan cho thấy được sự nghiêm túc trong việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhằm tạo được sức cạnh tranh cũng như đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng Việt Nam.

Ban đầu khi những thông tin về Nissan X-Trail 2016 đến tai người tiêu dùng, chiếc crossover với khung gầm unibody ngay lập tức gây được sự chú ý bởi danh sách trang bị hào phóng, giá bán dự kiến hấp dẫn và nhất là nguồn gốc nhập khẩu tương tự như Outlander, Sportage hay Tucson. Và rồi có đôi chút thất vọng khi Nissan Việt Nam chốt giá và cho biết ba phiên bản X-Trail được lắp ráp tại Đà Nẵng, nhưng dẫu sao số tiền mà hãng xe Nhật Bản đưa ra cùng một loạt các tính năng vẫn là hết sức đáng khen so với các đối thủ. Cụ thể, gia đình X-Trail Việt Nam bao gồm các thành viên sau:

• Nissan X-Trail 2.5 SV 4WD - 1.198 triệu đồng
• Nissan X-Trail 2.0 SL 2WD - 1.048 triệu đồng
• Nissan X-Trail 2.0 2WD - 998 triệu đồng

Nhẩm tính một chút có thể thấy phiên bản tiêu chuẩn 2.0 2WD của X-Trail có giá cao hơn so với Outlander 2.0 STD, trong khi hai bản SL và SV lại có ưu thế trước cặp đôi 2.0 CVT và 2.4 CVT của Mitsubishi.

Để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan nhất về X-Trail 2016, trong bài đánh giá lần này tôi sẽ lồng ghép thông tin cũng nhận định cả về ba phiên bản mà bản thân đã có cơ hội trải nghiệm trong chương trình lái thử do Nissan tổ chức.

Ngoại thất

Tổng quan về ngoại hình

Xuất hiện lần đầu tiên tại Triển lãm Frankfurt Motor Show 2013, thế hệ X-Trail thứ ba gây ấn tượng riêng với ngoại hình có những nét tương đồng với các anh em như Nissan Juke, Murano hay Patrol. Tùy theo góc nhìn mà X-Trail 2016 sẽ thể hiện nét trẻ trung cá tính hay phong cách có phần chững chạc và điềm đạm, điều này giúp Nissan có thể tiếp cận được nhiều nhóm khách hàng có độ tuổi cũng như tính cách khác nhau. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng đây là lối thiết kế theo kiểu “nhìn lâu mới thấm” thường thấy của hãng xe Nhật Bản, không bóng bẩy, cá tính như ngôn ngữ Dynamic Shield mới của Mitsubishi hay Kodo của Mazda, đồng thời cũng “an toàn” hơn bản vẽ mà Honda dành cho CR-V.

 

 

Ba phiên bản X-Trail 2016 có kích thước Dài x Rộng x Cao tổng thể lần lượt 4.640 x 1.820 x 1.715 (mm), chiều dài cơ sở 2.705 (mm) và khoảng sáng gầm xe 210 (mm). So với các đối thủ thì X-Trail chỉ kém Outlander về chiều dài, thấp hơn CX-5 ở khoảng cao gầm, hẹp hơn Sportage và Tucson về bề rộng. Trong khi đó chiều dài cơ sở tốt nhất phân khúc vẫn đủ giúp X-Trail có bán kính quay vòng tối thiểu khá tốt - 5,60 mét, đủ để tôi xoay sở trong đường phố đông đúc giờ tan tầm hay cả những cung đường độc đạo xuyên rừng ở Huyện Phước Hải, tỉnh Bà Rịa.

Đầu xe

Trực diện từ phía trước, Nissan X-Trail trông có phần chỉnh chu và khá “đạo mạo”, các đường nét được sắp đặt đầy chủ ý, chẳng hạn như bốn gân dập nổi trên nắp capo xuất hiện từ cột chữ A rồi trải dài đến hốc tản nhiệt cũng như dãy đèn LED chạy ban ngày. Thấp xuống bên dưới, cản trước đầy đặn giúp bộc lên phong thái vững chãi trong khi hốc đèn sương mù được “nâng đỡ” nhờ chi tiết ốp chắn bùn tối màu cứng cáp.

Ngoài ra, Nissan đã cung cấp cho X-Trail một đặc điểm nhận dạng thương hiệu nhưng vẫn giữ cho chiếc CUV cá tính riêng so với những người anh em trong gia đình, đó là mặt ca-lăng hình chữ V dày bản bóng bẩy đặt trước lưới tản nhiệt dạng tổ ong thay cho những thanh ngang như Teana, Sunny hay Navara.

 

 

Cụm chiếu sáng có đôi sự khác biệt giữa phiên bản 2.0 2WD so với hai người đàn anh khi chiếc X-Trail 998 triệu không trang bị đèn sương mù, tầm quan sát đến từ đèn pha halogen điều chỉnh tầm cao chiếu bằng tay trong khi SV và SL cùng sử dụng đèn pha LED tự cân bằng góc chiếu. Sau cùng, điểm mà tôi cảm thấy chưa ý là đèn LED chạy ban ngày tiêu chuẩn ở cả ba phiên bản, tính năng này bao gồm các điểm LED ghép lại và sắp xếp thành hình móc câu sắc nét và đẹp mắt khi nhìn từ xa, tuy vậy soi kĩ thật gần thì tổng thể dãy LED khá rời rạc và không tươm tất cho lắm.

Thân xe

X-Trail 2016 thể hiện dáng dấp của một mẫu CUV đô thị rõ nét hơn ở góc nhìn từ bên cạnh, đầu tiên là sự sang trọng với tay nắm cửa và toàn bộ cửa kính được mạ chrome “sáng loáng”, tiếp đến thân xe tuy có nhiều các đường dập nổi đan xen lẫn nhau ở vòm bánh xe, cạnh dưới mép cửa kính cùng tay nắp cửa hay ở phần dưới cửa xe, nhưng tựu chân tất cả đều thanh thoát và trang nhã.

Bên cạnh đó, sau khi “ngâm cứu” thì tôi nghĩ rằng Nissan đã rất khéo léo và tinh ý trong việc phân bổ tỉ lệ diện tích giữa cửa kính và thân xe, hốc bánh xe không quá cao ráo được ốp viền nhựa tối màu khá “mỏng” cũng như kích cỡ các trụ xe là “vừa mắt”. Nhờ đó mà X-Trail có được sự cân xứng và hài hòa cần thiết, CX-5 hơi ngắn và “hụt hẫng”, CR-V vẫn thường bị chê ở trụ C táo bạo quá mức cần thiết, còn Tucson hay Sportage lại cho cảm giác khá bệ phệ và to lớn.

 

 

Một điểm cộng khác của X-Trail so với các đối thủ là cả ba phiên bản ngoài trang bị gương chiếu hậu cùng màu thân xe, gập/chỉnh điện tích hợp dãy đèn LED báo rẽ còn có chức năng sấy điện, rất tiện ích vào những lúc thời tiết mưa gió thất thường. Bù lại, X-Trail không có được bậc lên xuống dành cho hành khách như CX-5 dù khoảng sáng gầm vượt ngưỡng 200 (mm), trẻ em hay người lớn tuổi ra vào xe chắc hẳn sẽ phải vất vả đôi chút.

Và để phân biệt ba mẫu X-Trail 2016 với nhau, Nissan bố trí riêng cho bản 2.5 SV 4WD thanh gá nóc thể thao, đối với bản 2.0 2WD là bộ mâm xe hợp kim kích thước 17-inch trong khi X-Trail SV và SL lăn bánh trên la-zăng 18-inch có thiết kế đa chấu mạnh mẽ hơn.

Đuôi xe

Có ý kiến cho rằng thiết kế từ phía sau của X-Trail không ấn tượng, còn với cá nhân tôi thì đây là sự đơn giản và gọn gàng phù hợp với tổng thể chung mà ngay từ ban đầu Nissan đã hướng đến. Nhưng trái ngược với sự mềm mại trước đó ở phần thân thì đuôi xe của X-Trail là tập hợp từ các đường nét dứt khoát gãy gọn, từ đuôi lướt gió, cụm đèn hậu dạng LED ba tầng cho đến thanh chrome nẹp cửa và cả gân dập nổi trải dài ngang bên dưới vị trí tên xe và tên phiên bản.

 

 

Ngoài “tiêu chuẩn chung” mà đa phần các dòng xe ngày nay đều có là đèn LED báo phanh phụ bố trí trên cao, hai đèn phản quan đặt thấp ở cản xe để tăng khả năng nhận diện thì X-Trail 2016 còn “chia sẻ” cùng CR-V một đặc điểm thiết kế khác, tay nắm sau cửa đặt thấp. Tôi thật sự thích cách thiết kế này, không cần phải mò mẫm quá lâu ở mép biển số, vị trí cũng vừa tầm tay hơn hẳn.

Nội thất

Tổng quan khoang xe

Ở thị trường Hoa Kỳ và Canada, X-Trail có tên gọi khác là Nissan Rouge và được định vị là một dòng crossover năm chỗ dành cho đô thị, còn tại Việt Nam với tham vọng cạnh tranh của “kẻ đến sau” nên hãng xe Nhật Bản đã quyết định mang đến thêm hàng ghế thứ ba. 

Kết hợp cùng các lợi thế sẵn có về trang thiết bị tính năng, vật liệu nội thất cao cấp cũng như lối bày trí khoa học thì khoang cabin của X-Trail thật sự gây được ấn tượng cả về phần nhìn lẫn phần trải nghiệm dành cho người sử dụng, và điều đáng khen nữa là sự chênh lệch về tiện nghi giữa ba phiên bản không nhiều.

Ghế ngồi và không gian hành khách

Cả ba phiên bản X-Trail 2016 đều có bảy chỗ ngồi được bọc da cao cấp, nhỉnh hơn CR-V và CX-5 vốn sở hữu năm vị trí ngồi trong khi Outlander chỉ có bản “full-option” 2.4 CVT là cùng mang cấu hình 5+2.

Trước hết hãy đến với hàng ghế đầu, đây chắc hẳn là nơi “ăn tiền” hơn cả khi ghế phụ có thể chỉnh điện 4 hướng còn ghế tài đặc biệt hơn, ngoài 6 hướng tùy chỉnh và 2 hướng bơm đệm lưng thì đây là chiếc ghế mà Nissan thiết kế với tên gọi “ghế lái không trọng lực” có chức năng hỗ trợ cột sống theo chuẩn của NASA. Đặt cạnh các đối thủ thì chừng ấy tính năng quả thật là vượt trội, cảm giác khi sử dụng cũng là không có gì phải phàn nàn, tôi dễ dàng chọn được tư thế cầm lái ưng ý, và so với những chuyến đi Sài Gòn – Vũng Tàu trước đây thì cầm lái X-Trail hơn hai giờ liên tục cơ thể tôi vẫn thoải mái và ít mệt mỏi hơn hẳn.

 

 

Tuy không dành nhiều thời gian cho hàng ghế thứ hai bởi có phần “ham” cầm vô-lăng hơn, nhưng tôi đánh giá Nissan đã làm tốt khi tạo được một khoảng để chân rộng rãi cùng không gian trần xe thoáng đãng, độ rộng rãi ở mức khá nếu cần phải ngồi ba người lớn và X-Trail cũng có đủ ba tựa đầu. Tựa lưng với tỉ lệ gập 40:20:40 nên bệ tựa tay cũng chính là mặt sau của mảng giữa lưng ghế, khá to và dư dả nên sẽ rất hữu ích trong những chặn đi xa, khác với các đối thủ thường chỉ là một chi tiết tựa tay có kích thước vừa phải.

 

 

Có một điều tôi phải thừa nhận rằng Nissan có lẽ đã hơi “tham lam”, điều đó thể hiện ở hàng ghế thứ ba được bổ sung vào chiếc CUV năm chỗ vốn đã gần như hoàn hảo. Theo tôi không cần đến trang bị này thì X-Trail 2016 cũng đã đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ, không cần phải chịu một điểm trừ không đáng có thế này.

Ba hạn chế của hàng ghế này gồm có: việc ra vào trở ngại khi hàng ghế giữa chỉ có thể trượt 60:40 chứ không thề gập úp hẳn về trước; đệm ngồi và sàn xe chênh lệch ít nên ngay cả trẻ em ngồi cũng sẽ phải bó gối; tựa lưng chỉ có một độ nghiêng khá đứng. Và nếu bạn cần khoảng trống đủ để chân thì người ở hàng ghế giữa cần hy sinh sự rộng rãi của mình, chẳng hạn như tôi với vóc người 1m70 nhích gối vừa chạm ghế lái là được.

 

 

Dẫu sao, so với các dòng xe đối thủ thì khách hàng sẽ có thêmmột phương án “chữa cháy” hiệu quả, nhất là các trường hợp cần đi lại nhiều ngưới với quãng đường không quá xa, chẳng hạn như một đại gia đình ba thế hệ cùng nhau đi mua sắm vui chơi cuối tuần.

Bảng tablo

Với một mẫu xe đậm “chất Nissan” như X-Trail thì tạo hình bảng tablo cân xứng, các đường nét thanh thoáng mở rộng về hai bên hẳn nhiên là không thể thiếu, lối thiết kế này giúp cabin trông như được mở rộng và sinh động hơn. Hãng xe Nhật Bản đồng thời sử các mảng ốp giả cacbon, phủ nhựa cứng cho cụm điều khiển trung tâm cũng như viền nhụ bạc cho hốc gió, tất cả tăng thêm sự trẻ trung và hiện đại cho X-Trail.

 

 

Tay lái

Vô-lăng hình giọt nước lại là một “đặc sản” khác của Nissan, cả ba phiên bản đều có tay lái bọc da, cột vô-lăng tùy chỉnh 4 hướng cao-thấp-xa-gần và tích hợp các nút bấm chức năng. Việc “tìm tòi” và làm quen cách sử dụng hai cụm nút ở góc 3 và 9 giờ này không tốn quá nhiều thời gian, kích thước vòng gỗ cũng là vừa vặn, to hơn Outlander cùng CX-5 đôi chút và khá tương đồng với CR-V.

 

 

Đồng hồ hiển thị

Lại nói về những điểm chung giữa các dòng xe Nissan hay cả phía “họ hàng xa” Infiniti, đồng hồ hiển thị là chi tiết không thể bỏ qua. Cực kì quen thuộc với hai cụm vòng tua/vận tốc được viền mạ chrome và nối liền bởi một đường cong khiến tôi vẫn hay liên tưởng đến hình ảnh một chiếc ô tô đang chuyển động. Xen giữa “hai bánh xe” ấy là một màn hình đa thông tin, độ sắc nét ở mức khá tốt.

Cửa xe

Bên trong các cửa xe được ốp nhựa cứng tối màu cùng một mảng giả cacbon tương tự như ở bảng tablo, lẫy cửa mạ chrome sáng bóng và vị trí tựa tay phủ da êm ái. Âm thanh dập cửa gọn gàng, có thể xem là tốt đối với một mẫu xe lắp ráp trong nước như X-Trail 2016.

 

 

Cửa sau được thiết kế nhằm tối đa hóa sự thuận tiện và an toàn khi sử dụng nên ngoài khả năng chống kẹt còn có rất nhiều cách đóng/mở khác nhau. Hoặc thao tác trực tiếp bằng nút bấm điện hoặc nút bấm cạnh cột vô-lăng từ vị trí người lái, nút bấm trên chìa khóa, thậm chí hai phiên bản SV và SL có cả tính năng mở cửa rảnh tay với cảm biến kết hợp cùng chìa khóa thông minh trong túi, tính năng thường chỉ có mặt ở những xe cao cấp.

 

 

Thiết bị tiện nghi

Hệ thống nghe nhìn

Điểm khác biệt duy nhất giữa ba phiên bản ở

Có thể bạn quan tâm